Kiểm nghiệm vi sinh cho mỹ phẩm

Home Blog Single

Kiểm nghiệm vi sinh cho mỹ phẩm

Kiểm nghiệm vi sinh cho mỹ phẩm được hãng Nissui Pharmaceutical công bố gồm

– Tổng khuẩn hiếu khí – Total Viable Count TC

– Enterobacteriaceae ETB

– Nấm men nấm mốc – Yeast and Mold Rapid YMR

– Staphylococcus aureus X-SA.

* Ghi chú: các ký hiệu như TC, ETB, YMR, X-SA là tên viết tắt của sản phẩm.

1. Quy trình chuẩn bị mẫu đối với kiểm nghiệm vi sinh cho mỹ phẩm

– Đối với các vi sinh vật chỉ thị (TC, ETB, YM, XSA): Cân 10g và pha loãng với 90ml Modified Letheen Broth (MLB).

– Đối với mẫu có gốc dầu và mẫu bột: Cân 10g và pha loãng với 80ml TSB tiệt trùng với 10ml Tween (Polysorbate) 80 hoặc 20. Sau đó thực hiện đồng hóa mẫu.

2. Quy định về giới hạn

Tham khảo States Pharmacopeia (USP), các cơ quan quản lý địa phương khác.

3. Chú ý về quy trình kiểm nghiệm vi sinh mỹ phẩm

Việc bổ sung Tween (Polysorbate) không chỉ hỗ trợ trong việc phân tán các mẫu không tan trong nước; mà nó còn hoạt động như một chất trung hòa với các chất chống vi khuẩn có trong mỹ phẩm.

4. Ảnh hưởng của các chất trung hòa đến việc giải thích kết quả

MLB là cần thiết để trung hòa các hợp chất chống vi khuẩn trong công thức. Sử dụng chất pha loãng khác mà không có chất trung hòa. Ví dụ: Butterfield’s Phosphate Buffer (BPB) trong (Figure 2), sẽ dẫn đến sự phục hồi kém của vi sinh vật.

Kiểm nghiệm vi sinh trên mẫu phấn nền

Kiểm nghiệm vi sinh trên mẫu phấn nền

5. Ảnh hưởng của màu mẫu đến việc giải thích kết quả kiểm nghiệm vi sinh mỹ phẩm

– Màu của mẫu có thể cản trở việc giải thích kết quả (Figure 3). Tạo độ pha loãng cao nhất có thể, mà không ảnh hưởng đến độ nhạy cần thiết của quy trình thử nghiệm.

– Ví dụ: nếu mức cho phép cho tổng số khuẩn lạc là 500 CFU/g, đĩa 1mL của độ pha loãng 10-2  (Figure 4) nhưng không phải là 10-3  vì nó không thể phát hiện được mức yêu cầu.

Kiểm nghiệm vi sinh trên mẫu son môi

       Kiểm nghiệm vi sinh trên mẫu son môi

6. Tại sao phải kiểm nghiệm vi sinh mỹ phẩm?

– Nhiễm vi sinh vật trong quá trình sản xuất có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây hỏng và có thể gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

– Vì vậy, kiểm soát vi sinh vật là một yêu cầu tất yếu không chỉ đối với sản phẩm mà còn đối với quá trình sản xuất; quá trình lây nhiễm khi tiếp xúc các bề mặt máy móc thiết bị…

– Kiểm soát được vi sinh vật từ nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra có thể giúp cho doanh nghiệp giảm rủi ro hỏng sản phẩm do nhiễm vi sinh vật; giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm…

– Đối với các sản phẩm mỹ phẩm: quy định rõ ràng về giới hạn vi sinh vật theo Phụ lục 06-MP của Thông tư 06/2011/TT-BYT.

– Giải pháp kiểm nghiệm vi sinh cho mỹ phẩm được thực hiện trên đĩa Compact Dry là một giải pháp tuyệt vời để kiểm soát tốt chất lượng của mỹ phẩm, cũng như kiểm soát an toàn cho người tiêu dùng.

Xem thêm các sản phẩm khác tại địa chỉ: 

https://compactdry.vn/team/

Xem giải pháp kiểm nghiệm vi sinh cho từng lĩnh vực tại: 

https://compactdry.vn/kiem-nghiem-vi-sinh/

Thông tin về hãng Nissui xem tại:

https://www.nissui-pharm.co.jp/english/products/global/index.html

 

Share

Post a Comment

1111