Kiểm nghiệm vi sinh cho đường mía
– Tổng khuẩn hiếu khí – Total Viable Count TC
– Ecoli Coliform EC
– Nấm men nấm mốc – Yeast and Mold Rapid YMR
– Staphylococcus aureus X-SA
– Salmonella SL
* Ghi chú: các ký hiệu như TC, EC, YMR, X-SA, SL là tên viết tắt của sản phẩm.
* Đối với sinh vật chỉ thị (Tổng khuẩn, Ecoli Coliform, nấm men nấm mốc và Staphylococcus aureus)
– Đối với các mẫu có số lượng vi sinh vật thấp:
+ Cân khối lượng mẫu theo chuẩn (ví dụ 10g hoặc 25g).
+ Đặt vào 1 vật chứa tiệt trùng, sau đó thêm thể tích dung dịch pha loãng tiệt trùng thích hợp (ví dụ 90mL hoặc 225mL Maximum Recovery Diluent (MRD), hoặc Peptone Water 0,1%.
+ Hòa tan mẫu để lọc. Lọc 100mL mẫu chất lỏng bằng màng lọc 47mm kích thước.
– Đối với các mẫu có số lượng vi lượng cao hoặc màu đậm:
+ Cân cỡ mẫu theo chuẩn (ví dụ: 10g hoặc 25g).
+ Đặt trong một hộp chứa tiệt trùng.
+ Sau đó thêm thể tích chất pha loãng vô trùng thích hợp (ví dụ: 90ml hoặc 225ml MRD hoặc 0,1% Peptone Water). Đồng hóa mẫu và pha loãng phù hợp.
* Đối với vi sinh vật gây bệnh (Salmonella – SL)
– Cân 25g và pha loãng với 225ml Buffered Peptone Water (BPW).
Tham khảo Ủy ban hiệp hội mía đường quốc tế (ICUMSA), Codex Alimentarius, Cục quản lý thực phẩm & dược phẩm (FDA), Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) hoặc các cơ quan quản lý địa phương khác.
Đối với các mẫu được lọc, thêm 1ml chất pha loãng tiệt trùng để bù nước cho các đĩa CompactDryTM . Chuyển bộ lọc màng vào đĩa Compact Dry, lưu ý thao tác sao cho tránh các bọt khí giữa bộ lọc và vải (xem hình minh họa).
Tương tự như các xét nghiệm khác dựa vào hoạt động β-Glucuronidase để phát hiện E.Coli, CompactDry EC không thể phát hiện E.coli O157: H7 dưới dạng E.coli.
– Có rất nhiều vụ ngộ độc hay nhiễm bệnh gây ra bởi vi sinh vật hiện diện thực phẩm. Kiểm soát vi sinh là một yêu cầu tất yếu không những đối với sản phẩm mà ngay trong quá trình sản xuất, chế biến sản xuất đường, cũng cần kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm vào thực phẩm thông qua tiếp xúc với bề mặt thiết bị…
– Bộ Y tế Việt Nam quy định rõ giới hạn vi sinh vật trong thực phẩm theo quyết định số: 46/2007/QĐ-BYT. Ngoài ra QCVN 8-3:2012/BYT cũng đưa ra QCKT quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
– Qui chuẩn EC 2073/2005 của EU đưa ra các tiêu chí an toàn cho thực phẩm đối với một số vi khuẩn trong thực phẩm như Salmonella, Listeria monocytogenes, Enterobacter sakazakii, và các độc tố (Staphylocci enterotoxin…) Các tiêu chí này được áp dụng cho các sản phẩm đưa ra ngoài thị trường trong toàn thời gian sử dụng của chúng.
– Tại thị trường Mỹ cũng đưa ra những qui chuẩn riêng APC/SPC cho các vi sinh vật trong thực phẩm theo chuẩn USDA FSIS, FDA…
– Giải pháp kiểm nghiệm vi sinh cho đường mía được thực hiện trên đĩa Compact Dry là một giải pháp tuyệt vời để kiểm soát tốt chất lượng của đường.
https://compactdry.vn/kiem-nghiem-vi-sinh/
https://www.nissui-pharm.co.jp/english/products/global